THỦ TỤC XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu Hồ tiêu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226 nghìn tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021.

Vậy thủ tục thực hiện xuất khẩu hạt tiêu như thế nào? Bài viết dưới đây của HP LINK sẽ cung cấp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu hạt tiêu chi tiết nhất.

  1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH – XUẤT KHẨU HẠT TIÊU
  • Về điều kiện kinh doanh:

 Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010:

“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

♦ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

♦ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

♦ Quy định về bảo quản thực phẩm”.

  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
    Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:

“Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
  1. MÃ HS CODE VÀ THUẾ XUẤT KHẨU HẠT TIÊU

Theo quy định, hạt tiêu xuất khẩu thuộc nhóm mã HS: 0904. Trong đó:

Chương 09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị khác.

Mã 0904 – Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặc đã được nghiền.

090411: Hạt tiêu chưa xay hoặc chưa được nghiền

09041120: Hạt tiêu đen

09041110: Hạt tiêu trắng (tiêu sọ)

Thuế xuất khẩu và thuế VAT của mặt hàng hồ tiêu theo quy định hiện nay là 0%.

  1. CÁC BƯỚC ĐỂ XUẤT KHẨU TIÊU ĐI NƯỚC NGOÀI

– Bước 1: Kiểm tra tiêu đã phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu chưa?

Bước này rất quan trọng giúp bạn lựa chọn được thị trường phù hợp. Bước này bạn nên kiểm tra kỹ càng cả hai phía.

– Bước 2: Tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch tại nước nhập

Nếu sản phẩm của bạn đã được phép nhập khẩu vào nước bạn thì tiến hành xem sản phẩm của mình đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nước nhập khẩu chưa:

  • Kiểm dịch thực vật
  • Sản phẩm phải được chiếu xạ
  • Vùng trồng cần phải đạt tiêu chuẩn
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Bao bì, nhãn mác, cách đóng gói hàng hóa,…
  • Truy xuất nguồn gốc, một số thị trường như EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc đã có những yêu cầu nhất định về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu.
  • Thời gian thu hoạch
  • Thời gian đóng gói
  • Thời gian làm các thủ tục khác: kiểm dịch, chiếu xạ, hải quan,…
  • Thời gian và các thức vận chuyển

◊ Lưu ý cho bạn:

Cần phải tìm hiểu và làm kỹ càng ở bước này

Đảm bảo tìm hiểu kỹ và làm đúng đủ tránh trường hợp bị hàng hóa bị hư hỏng, lúc này bạn phải tốn thêm tiền xử lý hàng hư, chi phí lưu container chờ xử lý, chi phí vận chuyển trở về,…

– Bước 3: chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc xuất khẩu

+ Tờ khai hải quan điện tử (1 bản chính).

+ Commercial invoice.

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa.

+ Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

+ Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua)

+ Giấy kiểm dịch thực vật (tùy quốc gia nhập khẩu)

Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm các quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng…mà quốc gia nhập khẩu yêu cầu. Và làm các chứng từ khác như: làm giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin).

Trên đây là những bước cơ bản nhất mà bạn cần thực hiện để có thể xuất khẩu tiêu đi nước ngoài. Tuy nhiên, với mỗi thị trường thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng hơn để đảm bảo nông sản của mình được xuất ra nước ngoài với chi phí thấp nhất và không có rủi ro.

Nếu Quý Công ty có nhu cầu tham khảo giá cước vận chuyển, dịch vụ khai báo Hải quan hoặc cần tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào, xin vui lòng liên hệ với HP LINK Logistics theo thông tin dưới đây.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0906 174 066

Mail: sales@hplink.com.vn

Website: dichvuhaiquanhaiphong.com