THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH

Thủy sản đông lạnh đang trở thành một lựa chọn phổ biến trong thị trường tiêu dùng Việt Nam. Ở các siêu thị, nhà hàng và quán ăn đều đang đón nhận mạnh mẽ mặt hàng thủy sản nhập khẩu với sự đa dạng như cá hồi, tôm, cá ngừ, mực…Trong thực đơn của các gia đình, thủy sản đông lạnh cũng đang ngày càng được ưa chuộng.

Với lượng tiêu thụ thủy sản đông lạnh nhập khẩu ngày càng tăng như hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội mới cho những đơn vị kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để nhập khẩu được mặt hàng này về Việt Nam thì cũng khá phức tạp, nếu bạn cũng đang quan tâm đến lĩnh vực này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của HP LINK.

  1. CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu thủy sản đông lạnh về Việt Nam thì cần phải tuân theo các chính sách được quy định dưới đây:

  • Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
  • Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

Theo các văn bản pháp luật ở trên, thủy sản đông lạnh không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nên có thể tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khẩu khẩu cần kiểm tra kĩ xem đơn vị xuất khẩu có thuộc danh sách các nước được phép xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam hay không. Ngoài ra, mặt hàng thủy sản đông lạnh cũng cần kiểm dịch động vật khi nhập khẩu.

  1. MÃ HS CODE THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Thủy sản đông lạnh có hs code thuộc Chương 03: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác:

  • Nhóm 0303 – Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
  • Nhóm 0304 – Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
  • Nhóm 0306 – Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, …
  • Nhóm 0307 – Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, …
  • Nhóm 0308 – Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…

Nếu nhập sai mã HS Code sẽ:

Trì hoãn thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.

Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP

Chậm giao hàng

Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2.000.000 đ và cao nhất là gấp 3 lần số thuế

 

  1. THUẾ KHI NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

  • Thuế VAT của thủy sản đông lạnh là 5 hoặc 10% tùy theo mã HS cụ thể.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thủy sản đông lạnh hiện hành là 0-37.5%. Tùy theo mã HS cụ thể.

Trong trường hợp thủy sản đông lạnh được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.

 

  1. BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu thủy sản đông lạnh gồm có:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (contract)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật và kết quả kiểm dịch động vật
  • Giấy chứng nhận Health Certificate (HC)
  • Các giấy tờ khác ( Nếu có)

***Lưu ý: Giấy chứng nhận Health Certificate là chứng nhận buộc có khi làm đăng ký kiểm dịch động vật.

  1. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm các đối tác cung cấp thủy sản đông lạnh ở các thị trường có trong danh mục 24 nước được phép xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam.

Hai bên đàm phán và ký kết hợp đồng, sau đó chuẩn bị các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng về Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu cần thực hiện theo các bước sau đây để thông quan lô hàng.

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu thủy sản đông lạnh của cục Thú y

Đơn vị có thể xin giấy phép nhập khẩu bằng cách nộp hồ sơ giấy hoặc xin trực tuyến thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia. Việc xin giấy phép nhập khẩu sẽ giúp được cơ quan quản lý xác định được mặt hàng nhập khẩu có nằm trong danh sách được phép nhập hay không. Đồng thời xác định xem đơn vị xuất khẩu có thuộc danh sách các công ty được phép xuất khẩu hàng vào Việt Nam không.  Có giấy phép nhập khẩu mới có thể làm tiếp thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch thủy sản được.

Hồ sơ gồm có:

  • Đề nghị cấp Giấy phép
  • Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
  • Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký)/ giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
  • Giấy kiểm dịch nhập khẩu

 

Bước 2: Khai tờ khai hải quan

Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.

Bước 3: Đăng ký kiểm dịch và mở tờ khai hải quan

Sau khi đã có tờ khai hải quan, doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm dịch mặt hàng thủy sản đông lạnh bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống một cửa quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký trực tiếp bằng hồ sơ tại cục Thú y. Thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Sau khi có đơn đăng ký kiểm dịch đã được xác nhận bởi cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền thì tiến hành mở tờ khai nhập khẩu. Tiếp theo tùy thuộc vào luồng tờ khai sẽ có hướng xử lý khác nhau:

Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngày. Tuy nhiên mặt hàng thủy sản đông lạnh cần kiểm dịch động vật nên sẽ không nằm ở trường hợp này.

Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.

Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Lấy mẫu kiểm dịch sẽ được tiến hành song song với khi làm thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh. Sau khi có kết quả kiểm dịch doanh nghiệp sẽ tiến hành bổ sung thêm hồ sơ để tiến hành thông quan hàng hóa.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. Nếu có phát sinh vấn đề nào thì doanh nghiệp cần xử lý và bổ sung lại hồ sơ để tiếp tục.

Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho.

  1. NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Để nhập khẩu thủy sản đông lạnh về Việt Nam cần xin giấy phép nhập khẩu tại bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thủy sản đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam cần làm kiểm dịch động vật theo quy định.

Đơn vị nhập khẩu cần yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận Health Certificate (HC) để làm hồ sơ kiểm dịch thực vật.

Doanh nghiệp cần xác định chính xác các thông tin đặc biệt là mã hs code, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để tránh trường hợp sai sót cần bổ sung tốn thời gian, bị phạt, đồng thời có thể phát sinh chi phí lưu cont, lưu bãi lớn.

Thủy sản đông lạnh cũng như các sản phẩm nhập khẩu khác phải dán nhãn khi nhập vào Việt Nam.

Doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế theo quy định với nhà nước khi nhập khẩu.

Giấy chứng nhận xuất xứ không bắt buộc có tuy nhiên doanh nghiệp nhập khẩu nên xin chứng nhận này để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi giúp doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí lớn.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này mà không đủ nhân lực hoặc chưa có kinh nghiệm thực hiện, HP LINK chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói cùng với phương châm UY TÍN – TRÁCH NHIỆM – CHUYÊN NGHIỆP sẽ hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

Hotline: 0906 174 066

Mail: sales@hplink.com.vn