THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG Ô TÔ

 

Cùng với sự tăng trưởng liên tục về số lượng xe bán ra, thị trường ô tô Việt Nam những năm gần đây thì phụ tùng ô tô, linh kiện sửa chữa ô tô là một trong những mặt hàng được rất nhiều Doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay. Bởi hầu hết các sản phẩm này chưa tự sản xuất được trong nước, nếu muốn có hàng Chính Hãng thay thế thì bắt buộc phải nhập từ nước ngoài về.

Tuy nhiên việc nhập khẩu mặt hàng này lại phải trải qua quá trình kiểm định, kiểm tra rất gắt gao từ hải quan, thế nên việc nắm bắt mọi thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô là thực sự cần thiết.

  1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG Ô TÔ
  • Căn cứ Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, việc nhập khẩu phụ tùng ô tô không yêu cầu phải có giấy phép hay điều kiện nhập khẩu, vì vậy Công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô theo quy định.
  • Theo phụ lục II hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy (Ban hành kèm Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ giao thông vận tải
  • Căn cứ nghị định 187/2013/NĐ-CP một số phụ tùng đã qua sử dụng như: săm, lốp, động cơ của ô tô không được phép nhập khẩu, vì thế nếu bạn định nhập khẩu mặt hàng phụ tùng cũ, thì cần tra cứu và tìm hiểu để đảm bảo chắc chắn không thuộc loại hàng bị cấm nhập.
  • Nghị định 74/2018/NĐ-CP (15/05/2018) sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Theo các quy định trên, mặt hàng phụ tùng ô tô thuộc danh mục hàng hóa được phép xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm phụ tùng ô tô cũ, đã qua sử dụng đều bị cấm nhập khẩu.

*** Riêng đối với một số loại phụ tùng ô tô đặc biệt như: Đèn, kính chiếu hậu, kính an toàn, lốp xe…, Hải quan yêu cầu phải làm kiểm tra chất lượng nhà nước theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT.

  1. MÃ HS VÀ THUẾ NHẬP KHẨU CỦA PHỤ TÙNG Ô TÔ

2.1. MÃ HS:

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,…của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể như sau:

– Bộ phận và phụ kiện khác của thân xe có mã tiểu mục: 8707 và 8708

– Lốp xe có mã tiểu mục: 4011, 4012, 4013, 4016

– Gương xe và kính an toàn có mã tiểu mục: 7007 và 7009

– Bộ phận đèn có mã tiểu mục: 8512

– Bộ phận điện có mã tiểu mục: 8511, 8544

2.2. THUẾ NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG Ô TÔ

  • Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải chịu 2 loại thuế là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.
  • Thuế GTGT nhập khẩu là giá trị CIF của đơn hàng và thuế nhập khẩu. Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô thì thuế GTGT nhập khẩu.
  • Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô phải kiểm tra kỹ mã hs. Việc này sẽ giúp xác định được chính xác số thuế nhập khẩu.
  1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG Ô TÔ

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

    • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp.
    • Giấy phép nhập khẩu.
    • Hóa đơn chứng từ mua hàng.
    • Biên bản kiểm đếm, thanh toán và vận chuyển hàng hoá.

Bước 2: Đăng ký thông tin

Doanh nghiệp cần đăng ký thông tin với cục Hải quan và khai báo thông tin sản phẩm.

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu

Hàng hóa sẽ được kiểm tra tại cửa khẩu để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các quy định liên quan đến an toàn và chất lượng.

Bước 4: Thanh toán thuế và phí

Doanh nghiệp cần thanh toán các loại thuế và phí như đã đề cập ở trên.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan và lấy hàng

Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể lấy hàng về.

*** Đối với thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau:

    • Tờ khai hải quan;
    • Hóa đơn thương mại của lô hàng (Commercial Invoice);
    • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
    • Vận đơn lô hàng (Bill of lading);
    • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
    • Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales contract).

Một lưu ý nữa dành cho các Doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng ô tô là Cơ quan hải quan sẽ lưu tâm đến giá nhập khẩu của mặt hàng này. Nguyên nhân là do phụ tùng ô tô là hàng hoá có tên trong danh sach quản lý rủi ro về giá. Chính vì thế, so với các lô hàng thông thường, lô hàng phụ tùng ô tô sẽ có tiến độ thông quan chậm hơn đáng kể.

  • Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, quý vị cần phải lưu ý các điểm sau:

    • Không phải tất cả các loại phụ tùng ô tô đều phải kiểm tra chất lượng;
    • Nếu có chứng nhận xuất xứ thì có thể được hưởng thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô ưu đãi đặc biệt;
    • Phụ tùng ô tô đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu;
    • Phụ tùng ô tô là hàng mang tính thẩm mỹ cao. Nên cần phải đặc biệt cẩn thận trong quá trình kiểm hóa, bốc xếp hàng, tránh trầy xước

Trên đây là những thông tin bạn cần biết nếu bạn có dự định nhập phụ tùng ô tô.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này mà không đủ nhân lực hoặc chưa có kinh nghiệm thực hiện, HP LINK chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói cùng với phương châm UY TÍN – TRÁCH NHIỆM – CHUYÊN NGHIỆP sẽ hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

Hotline: 0906 174 066

Mail: sales@hplink.com.vn