THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN TƯƠI SỐNG

 

Nhập khẩu thủy sản tươi sống để làm thực phẩm đang là nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp trong nước. Hiện nay Việt Nam không chỉ là nhà xuất khẩu thủy sản lớn, mà còn là thị trường tiêu thụ thủy sản tiềm năng của nhiều quốc gia khác. Thị trường tiêu thụ thủy hải sản Việt Nam được đánh giá là rất có tiềm năng bởi nhiều yếu tố: sự phát triển nhanh chóng của hệ thống nhà hàng, khách sạn  phục vụ cho khách du lịch quốc tế và nội địa; dân số trong độ tuổi tiêu dùng cao, mức thu nhập bình quân của người dân (nhất là ở khu vực đô thị) tăng mạnh, đi kèm xu hướng chọn bữa ăn ngoài gia đình của giới trẻ… Tất cả đã tạo nên một thị trường tiêu thụ thủy hải sản đa dạng, nhiều phân khúc, là cơ hội cho doanh nghiệp tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân..

Vậy thủ tục nhập khẩu thủy sản tươi sống và những lưu ý  về việc nhập khẩu sẽ được HP LINK chia sẻ trong bài viết này.

 

  1. NHẬP KHẨU HẢI SẢN TƯƠI SỐNG KHÔNG PHẢI XIN PHÉP

Hải sản sống dùng làm thực phẩm đã có tên trong Danh mục hải sản sống dùng làm thực phẩm được phép nhập khẩu thông thường (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT) khi nhập khẩu hải sản tươi sống thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

  1. NHẬP KHẨU HẢI SẢN TƯƠI SỐNG PHẢI XIN PHÉP

Thương nhân nhập khẩu các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này dùng làm thực phẩm phải được Tổng cục Thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro (áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu lần đầu), xem xét cấp phép nhập khẩu hải sản tươi sống và phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng nhập khẩu.

  1. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU:

Bước 1: Đăng kí, khai báo kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng có thể dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hoá trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơnđăng ký kiểm dịch nhập khẩu
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch (Health Certificate/Sanitary Certificate) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu (theo yêu cầu);

*** Riêng đối với động vật thủy sản (theo quy định) khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu cấp, xác nhận:

 Động vật thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hoặc vùng nuôi hoặc quốc gia an toàn dịch bệnh hoặc đã được kiểm tra không có các bệnh trong Danh mục các bệnh thủy sản của OIE đối với loài động vật thủy sản đó.

  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản đối với giống thủy sản không có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);
  • Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thuỷ sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu.

Bước 2: Khai báo kiểm dịch nhập khẩu thủy sản

Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất 04 ngày đối với thủy sản, 02 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện việc kiểm dịch.

Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu); trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm dịch động vật có thể yêu cầu chủ hàng khai báo thêm mẫu khai báo kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản xuất, nhập khẩu (theo mẫu);
  • Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản;
  • Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu (nếu có);

Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian kiểm dịch.

Bước 3: Kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản tại cửa khẩu nhập – Thủ tục nhập khẩu thủy sản tươi sống

Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

  • Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu.

– Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định

– Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) nội dung phù hợp với chi tiết lô hàng (về chủng loại, số lượng, khối lượng, kích cỡ, bao gói).

  • Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu về chủng loại, kích cỡ, số lượng, khối lượng, tình trạng bao gói, nhãn hàng hoá.
  • Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng
  • Nếu hàng nhập khẩu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

– Cấp giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (theo mẫu) cho phép chủ hàng đưa hàng về nơi cách ly kiểm dịch (đối với trường hợp phải cách ly kiểm dịch) hoặc cơ sở nơi tiếp nhận lô hàng để thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm;

–  Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (theo mẫu ) đối với các lô hàng không phải cách ly kiểm dịch, không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh và kiểm tra vệ sinh thú y;

– Giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (theo mẫu ) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (theo mẫu ) là cơ sở để cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa.

  1. CHỨNG TỪ KHAI BÁO HẢI QUAN KHI NHẬP KHẨU THỦY SẢN TƯƠI SỐNG:

– Sales contract (Hợp đồng thương mại)

– Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

– Bill of lading (Vận đơn đường biển)

– C/O form E, C/O form AK, C/O form D, … (Giấy chứng nhận xuất xứ)

– Health Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật)

– Giấy kiểm dịch động vật cho mặt hàng thủy sản tươi sống

 Trên đây là một số chia sẻ về thủ tục nhập khẩu Thủy Hải Sản tươi sống mà HP LINK đã làm và tìm hiều.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này mà không đủ nhân lực hoặc chưa có kinh nghiệm thực hiện, HP LINK chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói cùng với phương châm UY TÍN – TRÁCH NHIỆM – CHUYÊN NGHIỆP sẽ hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

Hotline: 0906 174 066

Mail: sales@hplink.com.vn

Website: dichvuhaiquanhaiphong.com