THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY GIẶT

Máy giặt từ lâu đã trở thành trợ thủ đắc lực của nhiều gia đình, chúng giúp việc giặt quần áo trở nên nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian. Với hiệp định thương mại tự do như hiện nay, liệu thủ tục nhập khẩu máy giặt có dễ dàng hơn không? Thuế nhập khẩu máy giặt có được ưu đãi không? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, HP LINK xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Thủ tục hải quan nhập khẩu máy giặt.

    1. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU MÁY GIẶT

Theo Nghị định 187/2013 và nghị định 69/2018/NĐ-CP thì mặt hàng máy giặt không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó các cá nhân, doanh nghiệp được phép nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên nhập khẩu hàng hóa này vào Việt Nam cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Theo đó máy giặt nhập khẩu phải đạt quy chuẩn QCVN09:2012/KHCN và phải thực hiện dán nhãn năng lượng.

Dẫn chứng pháp lý

    • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN quy định các mặt hàng thuộc quản lý của Bộ Khoa học công nghệ. Các mặt hàng này khi nhập khẩu về nước phải được kiểm tra chất lượng. Trong đó có sản phẩm máy giặt.
    • Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN: thông tư này quy định quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN. Mặt hàng máy giặt nhập khẩu cũng là một trong những sản phẩm được quản lý theo quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN.
    • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN quy định những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam mà có nguy cơ mất an toàn cần phải được kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
    • Quyết định 04/2017/QĐ-TTG quy định các mặt hàng là thiết bị điện tử, điện gia dụng cần được dán nhãn năng lượng và thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu. Máy giặt cũng là một trong những mặt hàng cần thực hiện quy định này.
    • Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời hướng dẫn kiểm tra giám sát hải quan, những quy định về thuế xuất nhập khẩu.

Với những thông tư, văn bản được quy định ở trên có thể thấy máy giặt là mặt hàng được phép nhập khẩu. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu máy giặt phải đáp ứng những điều kiện về kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật được quy định. Đó là QCVN 9:2012/BKHCN. Đồng thời máy giặt cần được đăng ký dán nhãn năng lượng.

Các thông tư văn bản về thủ tục nhập khẩu máy giặt

Với những dẫn chứng như trên, bạn đọc có thể thấy thủ tục nhập khẩu máy giặt khá giống với thủ tục nhập khẩu máy điều hòa không khí. Quy trình nhập khẩu phải trải qua những bước kiểm tra khá khắt khe để đảm bảo an toàn cho người dùng. Vì thế để tránh những rủi ro không mong muốn khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp nên nghiên cứu cẩn thận tất cả các điều khoản của văn bản có liên quan.

    • Căn cứ, Điều 1 quyết định 3810/QĐ-BKHCN kèm theo đó là mục 6.6 phụ lục đi kèm, doanh nghiệp có thể thấy mặt hàng máy giặt được Bộ Khoa học công nghệ quản lý. Biện pháp quản lý là dựa trên quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN.
    • Điều 1, Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN quy định các thiết bị điện gia dụng trong đó có máy giặt được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN. Theo đó, mặt hàng máy giặt trước khi lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy, dán nhãn hàng hóa và dấu hợp quy CR. Đồng thời sản phẩm phải nằm trong giới hạn nhiễu điện từ thuộc mức cho phép.
    • Căn cứ Điều 5, Thông tư 07/2017/TT-BKHCN doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng máy giặt thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa. Theo đó hàng hóa khi được kiểm tra bởi cơ quan chuyên ngành phải đạt quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN mới được thông quan.
    • Căn cứ khoản 1, Điều 1, quyết định 04/2017/QĐ-TTG, người nhập khẩu bắt buộc thực hiện dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu cho mặt hàng này. Như vậy sản phẩm mới được phép lưu thông trên thị trường.

    1. HS CODE VÀ THUẾ NHẬP KHẨU MÁY GIẶT GIA DỤNG

2.1. MÃ HS

Máy giặt gia dụng nằm trong Chương 84: LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN, NỒI HƠI, MÁY VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG.

Dưới đây là một số mã HS dành cho bạn tham khảo. Để biết HS Code nào phù hợp nhất cho sản phẩm của mình, vui lòng liên hệ Nguyên Đăng để được tư vấn chính xác nhất.

 

 

Mã HS Mô tả hàng hóa – Tiếng Việt Mô tả hàng hóa – Tiếng Anh
8450 Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô. Household or laundry-type washing machines, including machines which both wash and dry.
– Máy giặt, có sức chứa không quá 10 kg vải khô một lần giặt: – Machines, each of a dry linen capacity not exceeding 10 kg:
845011 – – Máy tự động hoàn toàn: – – Fully-automatic machines:
84501110 – – – Loại có sức chứa không quá 6 kg vải khô một lần giặt – – – Each of a dry linen capacity not exceeding 6 kg
84501190 – – – Loại khác – – – Other
845012 – – Máy giặt khác, có chức năng sấy ly tâm: – – Other machines, with built-in centrifugal drier:
84501210 – – – Loại có sức chứa không quá 6 kg vải khô một lần giặt – – – Each of a dry linen capacity not exceeding 6 kg
84501290 – – – Loại khác – – – Other
845019 – – Loại khác: – – Other:
– – – Hoạt động bằng điện: – – – Electrically operated:
84501911 – – – – Loại có sức chứa không quá 6 kg vải khô một lần giặt – – – – Each of a dry linen capacity not exceeding 6 kg
84501919 – – – – Loại khác – – – – Other
– – – Loại khác: – – – Other:
84501991 – – – – Loại có sức chứa không quá 6 kg vải khô một lần giặt (SEN) – – – – Each of a dry linen capacity not exceeding 6 kg
84501999 – – – – Loại khác (SEN) – – – – Other
845090 – Bộ phận: – Parts:
84509010 – – Của máy thuộc phân nhóm 8450.20.00 – – Of machines of subheading 8450.20.00
84509020 – – Của máy thuộc phân nhóm 8450.11, 8450.12 hoặc 8450.19 – – Of machines of subheading 8450.11, 8450.12 or 8450.19

2.2. THUẾ NHẬP KHẨU

Biểu thuế năm 2023 của một số loại máy giặt gia dụng như sau:

Loại thuế

HS 84501110 HS 84501911
Thuế NK thông thường

37.5

37.5

Thuế NK ưu đãi

25

25

VAT

10

10

ACFTA

5(-KH, PH, TH)

0(-BN, KH, MM, TH)

ATIGA

0

0

AJCEP

2

2

VJEPA

4

0

AKFTA

5

5

AANZFTA

0

0

AIFTA

Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất AIFTA tại thời điểm tương ứng Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất AIFTA tại thời điểm tương ứng

VKFTA

5

5

VCFTA

5

5

VN-EAEU

0

0

CPTPP

0

0

AHKFTA

25

15

EVFTA

12.5

12.5

UKVFTA

12.5

12.5

4. THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY GIẶT – CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Để hình dung được quy trình nhập khẩu mặt hàng máy giặt, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước thực hiện dưới đây:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng máy giặt nhập khẩu tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cơ quan này sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa để nộp cho hải quan

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và tiến hành thông quan

Ở bước này người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ hải quan như hướng dẫn của Thông tư 39/2018/TT-BTC. Kèm theo giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng ở bước 1.

Nếu doanh nghiệp đã có giấy kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của máy giặt nộp kèm theo thì hàng hóa được thông quan luôn. Trường hợp chưa có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp xin đưa hàng về kho bảo quản. Vì thế để rút ngắn thời gian thông quan, người nhập nên làm thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng trước đó.

Bước 3: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng và chứng nhận hợp quy

Ở bước này, doanh nghiệp cần mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm do Bộ Khoa học công nghệ chỉ định để làm thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN (chứng nhận hợp quy).

Bước 4: Công bố hợp quy cho mặt hàng máy giặt

Doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy trên hệ thống 1 cửa quốc gia.

Bước 5: Dán nhãn năng lượng

Sau khi đã có kết quả xác nhận mặt hàng máy giặt phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN, doanh nghiệp lập hồ sơ xin dán nhãn năng lượng, các tem phụ khác. Hoàn tất bước này, hàng hóa sẽ được lưu thông ra thị trường.

5. HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MÁY GIẶT

Là mặt hàng thuộc quản lý của bộ Khoa học và công nghệ nên thủ tục nhập khẩu máy giặt khá nhiều bước với quy trình tương đối phức tạp. Do đó người nhập khẩu cũng cần chuẩn bị nhiều loại hồ sơ, giấy tờ khác nhau.

CÁC LOẠI HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ

***Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:

    • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
    • Hợp đồng mua bán
    • Vận tải đơn
    • Quy cách đóng gói hàng hóa
    • Hóa đơn thương mại
    • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.

***Hồ sơ thông quan bao gồm:

    • Các chứng từ như các loại hàng hóa thông thường
    • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
    • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm

***Hồ sơ xin đem hàng về kho bảo quản bao gồm:

Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định, người nhập khẩu bổ sung các giấy tờ như:

    • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
    • Văn bản đề nghị đưa hàng về kho bảo quản (theo mẫu trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
    • Văn bản cam kết sẽ bổ sung phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm. Đồng thời cam kết sẽ khắc phục hậu quả trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo quy định.

***Hồ sơ xin dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy giặt gồm:

    • Giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng, chứng nhận sản phẩm hợp quy.
    • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho mặt hàng máy giặt.
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
    • Nhãn chính, nhãn phụ của sản phẩm
    • Tem hợp quy
    • Hình ảnh sản phẩm.

NƠI ĐĂNG KÝ HỒ SƠ / BAN NGÀNH

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ như trên, doanh nghiệp cần biết mỗi bộ hồ sơ cần nộp ở đâu, liên hệ với cơ quan nào. Theo đó:

    • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng máy giặt, người nhập khẩu cần nộp tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh, thành phố nơi mà mà doanh nghiệp sẽ mở tờ khai hải quan.
    • Hồ sơ mở tờ khai hải quan và mang hàng về kho bảo quản sẽ thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý cảng hoặc sân bay nơi hàng về.
    • Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt sẽ được nộp tại Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững thuộc quản lý của Bộ Công Thương.

***Chuẩn bị hồ sơ

Ngoài các loại hồ sơ như trên thì người nhập khẩu cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ hải quan, bao gồm các loại giấy tờ sau:

    • Tờ khai hải quan
    • Phiếu chứng nhận kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng
    • Hợp đồng mua bán
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Vận đơn
    • Chứng nhận xuất xứ sản phẩm
    • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm

Với bộ hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ như trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thông quan hàng hóa.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này mà không đủ nhân lực hoặc chưa có kinh nghiệm thực hiện, HP LINK chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói cùng với phương châm UY TÍN – TRÁCH NHIỆM – CHUYÊN NGHIỆP sẽ hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

Hotline: 0968 053 450

Mail: sales@hplink.com.vn

Website: dichvuhaiquanhaiphong.com