THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP ĐIỆN TỪ

Việc sử dụng bếp từ đang dần trở thành xu hướng. Bởi nhiều ưu điểm trong việc an toàn sử dụng, sạch sẽ trong quá trình nấu nướng.

Vậy, với mặt hàng bếp điện từ, những thủ tục nhập khẩu nào là cần thiết để có thể thông quan hàng một cách dễ dàng?

HP LINK xin chia sẻ một chút thông tin về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này.

  1. VĂN BẢN QUY ĐỊNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BẾP ĐIỆN TỪ (BẾP TỪ)
  • Căn cứ theo quyết định 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022 của Bộ KHCN
  • Thông tư 07/2018/BKHCN về việc Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
  • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ”
    • Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017
    • QCVN 9:2012/BKHCN và sửa đổi 1:2018 QCVN9:2012/BKHCN. Cụ thể: CISPR 14-1:2016
    • QCVN 4:2009/BKHCN và sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN. Cụ thể: TCVN 5699-2-9:2017

Mặt hàng bếp điện từ (bếp từ), làm công bố hợp quy sau thông quan lô hàng và trước khi lưu hành ngoài thị trường.

  1. MÃ HS VÀ THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU BẾP TỪ

2.1 Mã HS bếp từ

Bếp từ 8516 có mã HS Code là 85166090. Trong đó:

    • Nhóm 8516 – Nhóm các loại dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45.
    • Nhóm 851660 – Nhóm các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng.
    • Nhóm 85166090 – Loại khác.

2.2 Thuế suất khi nhập khẩu bếp từ

Theo Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu 2023, mặt hàng bếp từ khi nhập khẩu vào Việt Nam cần chịu mức thuế là:

 

    • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20%,
    • Nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 0%,
    • Nhập từ Hàn Quốc có FORM AK: thuế nhập khẩu: 20%,
    • Nhập từ Thái Lan, Malaysia, các nước ASEAN có FORM D: thuế nhập khẩu 0%,
    • Thuế giá trị tăng: 10%

 

 

 

  1. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP ĐIỆN TỪ (BẾP TỪ):

Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng: (bước đăng ký cực kỳ quan trọng, đòi hỏi hồ sơ phải chuẩn để nhanh chóng có được xác nhận đăng ký)

Tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn

Đăng ký trên hệ thống 1 cửa quốc gia. Tại phần quản lý của Bộ KHCN. Khi đăng ký hồ sơ Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ là đơn vị tiếp nhận hồ sơ. (lưu ý phải lựa chọn đơn vị kiểm tra mẫu, đơn vị kiểm tra mẫu được cấp phép bởi Bộ KHCN). Việc tạo tài khoản và đăng ký có thể tiến hành trước khi làm thủ tục nhập khẩu bếp điện từ (bếp từ) nên thực hiện trước vì thông thường mất 24h để tài khoản được chấp nhận.

Hồ sơ chuẩn bị:

    • Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc;
    • Hợp đồng (Sales Contract);
    • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
    • Quy cách đóng gói (Packing List);
    • Vận đơn (B/L);
    • Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.

Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng (nếu hàng về cảng Hải Phòng và mở tờ khai tại chi cục hải quan Hải Phòng thì nộp hồ sơ online, nếu tại Hồ Chí Minh thì nộp bản cứng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM). Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu. 1 bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Bước 2 – Làm thủ tục hải quan và thủ tục đem hàng về kho bảo quản (hàng về cảng / sân bay nào thì mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng / sân bay đó)

Chuẩn bị Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gồm những chứng từ sau đây:

    • Tờ khai hải quan;
    • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
    • Vận đơn (Bill of Lading);
    • Lệnh giao hàng (D/O);
    • Danh sách đóng gói (Packing List);
    • Hợp đồng thương mại (Sale Contract);
    • Hồ sơ đăng ký Kiểm tra chất lượng;
    • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
    • Catalog nếu có;
    • Giấy giới thiệu

Mở tờ khai hải quan và nộp cho hải quan xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng để làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.

Up bộ hồ sơ hải quan kèm đăng ký kiểm tra chất lượng lên V5.

Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy:

Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định như Trung tâm 1 (Quatest 1) / Trung tâm 3 (Quatest 3) / Vietcert / Quacert để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy, hoặc liên hệ Trung tâm kiểm tra sẽ xuống kho lấy mẫu (việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng có thể lấy mẫu tại cảng hoặc lấy mẫu tại kho nhà nhập khẩu) để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy. Thời gian kiểm tra chất lượng tùy thuộc vào phòng thí nghiệm, thông thường mất từ 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra (lưu ý: Chứng thư hợp quy theo QCVN 4:2009/BKHCN chỉ có giá trị cho từng lô hàng nên lô nào cũng phải làm. Trường hợp lô đầu tiên nhập khẩu, mẫu đem đi thử nghiệm sẽ bị phá hủy. Chứng thư hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN có giá trị trong vòng 3 năm).

Hồ sơ chuẩn bị:

    • Hợp đồng thử nghiệm do Quatest làm;
    • Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;
    • Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký
    • Tờ khai hải quan;
    • Certificate;
    • Hình ảnh sản phẩm;
    • Bản mô tả sản phẩm (tên gọi, tính năng công dụng, các thông số kỹ thuật cơ bản, danh mục hoặc hóa đơn các nguyên vật liệu, linh kiện chính …);
    • Hướng dẫn sử dụng;
    • Số lượng mẫu: 1 mẫu

Sau khi hồ sơ được duyệt trên hệ thống thì nộp hồ sơ trả kết quả kiểm tra chất lượng cho nơi đăng ký kiểm tra chất lượng để hoàn tất thủ tục nhập khẩu (lưu ý: trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng, doanh nghiệp phải hoàn thiện hồ sơ trả kết quả kiểm tra chất lượng cho nơi đã đăng ký kiểm tra chất lượng) bao gồm:

    • Chứng nhận hợp quy: 1 bản chụp (chứng nhận có thời hạn);
    • Hình ảnh sản phẩm: in màu có đóng dấu treo;
    • Tem hợp quy: 1 bản có dấu và 1 tem;
    • Nhãn chính và nhãn phụ: 1 bản gốc mỗi loại;
    • Tờ khai: 1 bản chụp

Bước 4 – Thông quan tờ khai, chính thức hàng được phép lưu thông trên thị trường

Hồ sơ chuẩn bị: Kết quả đạt chất lượng nhập khẩu (theo lô).

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu nhập khẩu bếp điện từ mà không đủ nhân lực hoặc chưa có kinh nghiệm thực hiện, HP LINK chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói cùng với phương châm UY TÍN – TRÁCH NHIỆM – CHUYÊN NGHIỆP sẽ hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

Hotline: 0906 174 066

Mail: sales@hplink.com.vn

Website: dichvuhaiquanhaiphong.com