C/O LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN HỒ SƠ THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH XIN CẤP C/O.

  1. C/O LÀ GÌ?

CO (Certificate of Origin) – Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa của quốc gia (nước xuất khẩu) để hàng hóa đó được phân phối trên một quốc gia, vùng lãnh thổ khác giúp hàng hóa thuận lợi hơn về mặt thuế quan. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, CO là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cung cấp để chứng nhận sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ.

 

MẪU C/O FORM E

 

       2. VAI TRÒ CỦA CO

  • Chứng minh nguồn gốc hàng hóa rõ ràng. Đây là vai trò chính của CO, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được xuất khẩu một cách minh bạch để giúp cho quá trình phân phối hàng hóa đó trên quốc gia khác thuận lợi hơn, dễ tiến hành giao dịch, kinh doanh hơn do có bảo đảm được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
  • Ưu đãi thuế quan. Hàng hóa được xác minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng giúp phân biệt được đâu là hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi để từ đó có thể áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại mà các quốc gia đã ký kết với nhau trước đó. Điều này chắc chắn có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Khi mà hàng hóa của một quốc gia bị bán phá giá ở một quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng từ chứng nhận xuất khẩu CO giúp cho việc áp dụng chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá khả thi hơn.
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Co giúp cho quá trình biên soạn sổ sách, số liệu thống kê thương mại thuận lợi hơn với một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch và tiến hành xúc tiến thương mại

      3. CÁC MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ C/O

  • CO form A: dành cho những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài để cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • CO form AK: dành cho những mặt hàng của các nước ASEAN xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại . Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2) đã được ký kết.
  • CO form AJ: dành cho những mặt hàng của các nước ASEAN xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại. Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).
  • CO form B: dành cho những mặt hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không có ưu đãi thuế quan.
  • CO form D: dành cho những mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
  • CO form E: dành cho những mặt hàng của các nước ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại. Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
  • CO form S: dành cho những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
  • CO form AI: Dùng cho giao thương hàng hóa giữa các nước ASEAN và Ấn Độ theo hiệp định (AIFTA)
  • C/O mẫu AANZ: Dùng cho giao thương hàng hóa giữa các nước ASEAN – Australia – New Zealand theo hiệp định (AANZFTA)
  • C/O form EAV: Dùng cho hàng hóa xuất khẩu đi liên minh kinh tế Á-Âu
  • C/O mẫu VJ: Dùng cho giao thương hàng hóa giữa Việt nam và Nhật Bản
  • C/O form VC:Dùng trong giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Chile theo hiệp định (VCFTA)
  • C/O mẫu ICO:Dùng cho sản phẩm Cafe theo quy định của tổ chức cafe thế giới (ICO)

      4. XIN C/O Ở ĐÂU:

Hiện nay, Bộ công thương đã ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức cấp CO, CQ tại từng tỉnh thành trên cả nước. Mỗi cơ quan được ủy quyền cấp một số loại C/O nhất định

  • VCCI: cấp C/O form A, B, X
  • Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương/ Sở Công Thương: cấp C/O form D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S,AANZ, EAV, CPTTP, EURO1…

    5. CÁC BƯỚC XIN C/O:

  • Bước 1: KHAI BÁO HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ , KHAI BÁO HỒ SƠ TRÊN HỆ THỐNG COMIS/ ECOSYS CỦA VCCI/ BỘ CÔNG THƯƠNG…

    1.1. KHAI BÁO ĐƠN XIN CẤP HỆ THỐNG

1.2. SCAN CÁC FILE ĐÍNH KÈM

    • Hoá đơn thương mại
    • Tờ khai hải quan xuất khẩu
    • Định mức sử dụng nguyên phụ liệu
    • Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra.
    • Hóa đơn mua bán và tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào
  • NOTE:

    • Định dạng: .doc, .xlsx, .jpeg, .png, .rar, …
    • Dung lượng tối đa: không quá 10mb
  • Bước 2. Tự động cấp số C/O.

Hệ thống sẽ tự động cấp số C/O khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống.

Bước 2.1: Tiếp nhận số C/O: Hệ thống doanh nghiệp tiếp nhận số C/O

Bước 2.2: Sửa hồ sơ C/O: Doanh nghiệp có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên nơi xin cấp CO xử lý hồ sơ.

Bước 3. Gửi hồ sơ C/O: Doanh nghiệp gửi hồ sơ C/O sau khi đã hoàn thiện.

Bước 4. Tiếp nhận hồ sơ C/O: Hệ thống VCCI/ BỘ CÔNG THƯƠNG… tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống doanh nghiệp.

Bước 5. Xét duyệt hồ sơ C/O: Chuyên viên nơi nộp hồ sơ thực hiện xem xét hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ: chuyển sang bước 6. Nếu hồ sơ đầy đủ: chuyển sang bước 7.

Bước 6. Từ chối hồ sơ C/O Chuyên viên nơi xin cấp co từ chối hồ sơ. Yêu cầu nhập: Lý do từ chối.

Bước 6.1:  Nhận Thông báo từ chối hồ sơ C/O

Doanh nghiệp nhận Thông báo từ chối từ hệ thống điện tử và thực hiện bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo bước 6.2.

Bước 6.2:  Bổ sung, chỉnh sửa thông tin C/O

Doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu rồi gửi lại hồ sơ. Quy trình quay trở lại bước 3.

Bước 7. Duyệt cấp C/O Khi hồ sơ đầy đủ, chuyên viên xem xét rồi duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp.

Nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp C/O: Doanh nghiệp nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp C/O

Bước 8. Ký và đóng dấu trên form C/O

Chuyên viên nơi xin cấp C/O ký, đóng dấu trên form C/O và trả lại cho doanh nghiệp.