THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI MAY MẶC

Nhu cầu mặc đẹp, hợp thời trang là xu hướng chung khi mà chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao. Từ trẻ em, thanh niên đến trung niên đều có nhu cầu làm đẹp cho mình nên nhu cầu tiêu thụ hàng quần áo, thời trang là rất lớn. Để cung ứng đủ cho ngành may mặc thì nguyên liệu cũng là phần quan trọng, không thể thiếu. Nguyên liệu chính của ngành may mặc chính là vải nên nhu cầu nhập khẩu, mua bán vải may mặc là rất cao.

Để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất sản phẩm thời trang, không ít Doanh nghiệp đã lựa chọn nhập vải vóc và các nguyên phụ liệu may mặc từ những tỉnh/khu vực, thậm chí là các nước khác ( Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…) để nhận được mức giá thấp hơn. Đồng thời việc trao đổi, mua bán nguyên liệu và hàng may mặc có thể tạo nên những sản phẩm thời trang đa dạng. Với nhu cầu cao như vậy thì vấn đề nhập khẩu vải sẽ cần phải làm những gì? Hôm nay HP LINK với nhiều năm kinh nghiệm về vận chuyển hàng dệt may, nay chia sẻ đến bạn những kiến thức, thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu vải các loại áp dụng mới nhất cho năm 2022 để quý bạn đọc có câu trả lời chuẩn xác nhất.

 

  1. CĂN CỨ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VỀ MẶT HÀNG VẢI KHI NHẬP KHẨU

Theo quy định hiện hành, vải may mặc không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, cá nhân, Doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này về nước. Tuy nhiên, khi nhập khẩu vải, cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được quy định liên quan. Cụ thể, để hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp về một số điều kiện, thủ tục nhập khẩu vải may mặc, Cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản sau:

    • Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.
    • Thông tư 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.

Căn cứ vào 2 Thông tư trên, vải may mặc khi nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng nhập khẩu phải công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp, doanh nghiệp không tiến hành công bố hợp quy thì không được phép phân phối hàng hóa ra thị trường. Do đó, khi làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc bạn nên lưu ý điều này để thực hiện sao cho chính xác nhất.

  1. MÃ HS SẢN PHẨM VẢI

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

  • Mặt hàng vải may mặc có thể có HS rất đa dạng, kéo dài từ chương 50 đến chương 60. Đối với vải thì có nhiều loại và chia ra các mã HS code khác nhau:

 

    • Vải len (95% wool và 5% polyester): Mã HS là: 51121100. Thuế NK:10% VAT 10
    • Vải sợi polyester 100%: Mã HS 54023300. Thuế NK: 3%, VAT 10
    • Vải dệt thoi khổ hẹp 100% bông hoặc tơ tằm: MS: 58061020, 58061010. Thuế NK: 12% VAT: 10
    • Nếu mặt hàng vải không dệt được xác định hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi Filament nhân tạo (trong đó tỷ lệ sợi Filament nhân tạo nhiều hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.lx này – – Từ sợi Filament nhân tạo;
    • Nếu mặt hàng hàng vải không dệt được xác định chủ yếu bằng xơ staple (tỷ lệ sợi Filament nhân tạo ít hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.9x – Loại khác.

 

  1. CÔNG BỐ HỢP QUY VẢI NHẬP KHẨU
  • Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

 

  • Bản công bố hợp quy
  • Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
    • Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
    • Tên sản phẩm, hàng hóa;
    • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
    • Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
    • Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
    • Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng; danh mục hàng hóa; hóa đơn; vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương.
  • Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
    • Bản công bố hợp quy;
    • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

 

  1. THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính  hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

    • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice;
    • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
    • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List;
    • Vận đơn – Bill of lading;
    • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (Nộp giấy tờ này khi người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
    • Giấy chứng nhận hợp quy;
    • Các chứng từ khác (nếu có).

*** Khai tên hàng của vải: Lưu ý nhập khẩu vải may mặc khi khai tên hàng vì vậy nên xin thông tin nhà sản xuất đầy đủ để có thể khai tên hàng chi tiết chính xác nhất:

TÊN HÀNG:

    • Thành phần chất liệu: bap nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì….
    • Công nghệ dệt: (dệt thoi, dệt kim, hay không dệt…)
    • Công dụng làm gì: may mặc, rèm cửa, lau nhà….
    • Khổ vải: chiều dài, chiều rộng, trọng lượng
    • Mật độ sợi hoặc định lượng

Trên đây là bài chia sẻ về thủ tục nhập khẩu vải may mặc.

Nếu Quý Công ty có nhu cầu tham khảo giá cước vận chuyển, dịch vụ khai báo hải quan hoặc cần tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào , xin vui lòng liên hệ với HP LINK Logistics theo thông tin dưới đây.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

Hotline: 0906 174 066

Mail: sales@hplink.com.vn

Website: dichvuhaiquanhaiphong.com