Các thủ tục công bố và đăng ký sản phẩm sữa dành cho trẻ em và bà mẹ nhập khẩu Gọi chung là sản phẩm sữa)

Các nội dung của thủ tục công bố và đăng ký sản phẩm sữa dành cho trẻ em và bà mẹ nhập khẩu.

  1. Các thủ tục công bố và đăng ký sản phẩm sữa dành cho trẻ em và bà mẹ nhập khẩu (Gọi chung là sản phẩm sữa)

 

  • Hồ sơ các giấy tờ cần chuẩn bị cho việc công bố:
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
  • Nhãn của sản phẩm (Bản dịch công chứng)
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để kiểm nghiệm (200-300g).
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale – CFS) phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự _ nhà sản xuất cung cấp 
  • Thư xác nhận của Nhà sản xuất về thành phần của sản phẩm để phù hợp quy định Codex (nếu cần)
  • Tài liệu chứng minh các logo trên nhãn (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm _nhà sản xuất cung cấp có bản dịch tiếng Việt (nếu có)
  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số:15/2018/NĐ-CP

–   Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.

–   Thời gian thực hiện: 25 – 30 ngày làm việc.

  1. Các yêu cầu và thủ tục đối với đơn vị thực hiện nhập khẩu, kinh doanh đối với sản phẩm sữa

Có đăng ký mã ngành kinh doanh 4632, 4722 (đã có), tuy nhiên theo luật hiện nay doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả những hàng hóa mà pháp luật không cấm, loại trừ hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện

  1. Cách thức ghi nhãn mác trên sản phẩm sữa

– Nội dung ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm. Ngôn ngữ: Tiếng Việt;

Nội dung của nhãn phụ:

+ Tên hàng hóa:

+ Xuất xứ hàng hóa:

+ Tên, địa chỉ của các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm với hàng hóa:

+ Ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa: Cách ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng: Ví dụ có thể ghi NSX: 10/02/2020 và HSD: 06 tháng kể từ ngày sản xuất thay vì ghi HSD là 10/12/2020;

+ Định lượng của hàng hóa: được ghi bằng số đếm tự nhiên hoặc một đơn vị đo lường nào đó, riêng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì đơn vị đo lường phải áp dụng theo pháp luật của Việt Nam;

+ Thành phần, cấu tạo của hàng hóa: bao gồm các nguyên liệu và các phụ gia để sản xuất, tạo ra hàng hóa; Việc ghi thành phần của hàng hóa phải tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 và Phụ lục IV của Nghị định 43/2017/NĐ-CP;

+ Thông số kỹ thuật và các thông tin cảnh báo: Việc thể hiện thông số kỹ thuật và các thông tin cảnh báo của hàng hóa được quy định tại Điều 17 và Phụ lục V của Nghị định 43/2017/NĐ-CP cũng như các văn bản pháp luật có liên quan khác;

– Các nội dung khác có thể được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm như mã vạch, mã số, dấu (bao gồm dấu hợp chuẩn và dấu hợp quy) và các nội dung khác nếu có thêm.

Lưu ý khi ghi và sử dụng nhãn phụ:

+ Giữ nguyên nhãn gốc ghi dán nhãn phụ, các nội dung trên nhãn phụ phải tương ứng với các nội dung được thể hiện trên nhãn gốc;

+ Nơi gắn nhãn phụ: Nhãn phụ được gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc là trên bao bì thương phẩm của hàng hóa nhưng vị trí gắn không được che mất những nội dung luật bắt buộc nhãn gốc phải thể hiện hoặc các nội dung quan trọng.

  1. Công tác quản lý nhà nước về việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sữa

Cơ quan NN thực hiện việc quản lý trong việc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm với sản phẩm sữa nhập khẩu: Chi Cục an toàn thực phẩm.

Hiệu lực của giấy công bố là 3 năm. Hiệu lực 5 năm với sản phẩm của cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương. Hết thời hạn hiệu lực nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu thông sẽ phải làm thủ tục công bố lại.

–  Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu: Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã được Bộ Y tế và Bộ Công thương chỉ định với 3 phương thức kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu:

  • Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
  • Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
  • Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

Quy trình và thủ tục nhập khẩu sản phẩm sữa

  • Bước 1: Trước khi nhập hàng cần công bố sản phẩm và xin giấy phép nhập khẩu
  • Bước 2: Sau khi có bảng giấy xác nhận công bố thực phẩm và giấy phép nhập khẩu có thể tiến hành nhập khẩu
  • Bước 3: Đăng kí kiểm dịch động vật qua hệ thống Cổng thông tin một cửa (VNSW); đồng thời nộp hồ sơ tại Cơ quan kiểm dịch động vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
  • Bước 4: Hồ sơ được duyệt qua Trạm kiểm dịch động vật
  • Bước 5: Tiến hành mở tờ khai và kiểm dịch hàng hóa tại cảng
  • Bước 6: Nhận giấy chứng nhận nộp hải quan thông quan hàng hóa
  1. Các qui định đối với công tác quảng cáo đối với sản phẩm sữa.

– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo (các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi không được quảng cáo) cần phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo.

– Quy trình thực hiện sau khi đã có có giấy chứng nhận công bố sản phẩm

  • Nơi nộp: Chi Cục An toàn thực phẩm
  • Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo gồm:
  • Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu;
  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

 

Nếu Quý Công ty có nhu cầu tham khảo giá cước vận chuyển, dịch vụ khai báo hải quan hoặc cần tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào , xin vui lòng liên hệ với HP LINK Logistics theo thông tin dưới đây.

**************************************

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ HP LINK

Hotline: 0906 174 066

Mail: sales@hplink.com.vn

Website: dichvuhaiquanhaiphong.com